Nghiên cứu đặc điểm hữu cơ trên các loại hình sử dụng đất cát biển vùng Bắc Trung Bộ

Cập nhật vào ngày: 11 / 05 / 2017

Trong nghiên cứu này đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính (liner regression modeling) để đánh giá sự tích lũy và diễn biến hàm lượng các bon hữu cơ tổng số (OC) trong đất qua các năm; sử dụng phương pháp phân tích giai thừa tương ứng (Analyse Factorielle Correspondence – AFC) để đánh giá mối quan hệ giữa hàm lượng các bon hữu cơ tổng số (OC), hàm lượng hữu cơ thành phần (axit humic và axit fulvic) trong đất với các phương thức sử dụng đất khác nhau; sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (Principle Component Analysis – PCA) để đánh giá mối quan hệ giữa các tính chất vật lý đất với các chất hữu cơ trên đất cát biển vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hàm lượng hữu cơ trong đất có xu hướng tăng dần qua các năm. Càng xa mốc thời gian tham chiếu thì hệ số tương quan càng cao nghĩa là hàm lượng hữu cơ trong đất được tích lũy càng rõ rệt hơn, mối quan hệ giữa hàm lượng hữu cơ tổng số trong đất với các loại hình sử dụng đất có lúa, chuyên rau màu, rừng tái sinh tự nhiên, đất bỏ hóa và đất khu vực nuôi trồng thủy sản trong các năm 2004, 2005, 2007, 2012 và 2014 có quan hệ chặt hơn và thay đổi rõ rệt hơn so với các loại hình sử dụng đất khác nhau và những năm khác. Hàm lượng hữu cơ tổng số và axit humic trong đất có quan hệ chặt đối với loại hình sử dụng đất trồng 2 vụ lúa và chuyên trồng rau màu (lạc-rau, đậu tương-rau và chuyên rau) trong khi đó axit fulvic lại có mối tương quan với các loại hình sử dụng đất trồng lúa 1 vụ, khoai lang, lúa – khoai lang và lúa –màu. Đánh giá quan hệ giữa các bon hữu cơ trong đất (OC, axit humic và axit fulvic) với tính chất vật lý  cũng cho thấy có sự tương quan tốt giữa chất hữu cơ trong đất với sét và limon và không có sự tương quan giữa chất hữu cơ trong đất  với cát thô

Tạp chí Nông nghiệp  & Phát triển nông thôn  ISSN 1859-4581. số 295 (16)/2016, tr. 20 – 25

Tải về