Sử dụng động vật nổi chỉ thị cho mức độ dinh dưỡng kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội

Cập nhật vào ngày: 11 / 05 / 2017

Động vật nổi là sinh vật không những phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng thông qua tảo mà còn kiểm soát mức độ dinh dưỡng nhờ tiêu thụ tảo. Nghiên cứu được tiến hành với 16 đối tượng kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Gia Lâm có mức dinh dưỡng khác nhau để chứng minh mối quan hệ này. Nhiều kênh mương nghiên cứu bị nhiễm bẩn do ảnh hưởng của các nguồn thải, tình trạng dinh dưỡng ở mức trung bình đến cao (60 - 100 điểm). Trong thời gian tháng 1 - 5 năm 2015 đã xác định được 71 loài động vật nổi trong đó Rotatoria chiếm ưu thế cả về số
lượng loài (39 loài) và mật độ (> 70%). Mức độ đa dạng ở mức trung bình ở dinh dưỡng trung bình (H’ trong khoảng 2,52 ở mức TSI 60 - 80) và giảm thấp ở mức dinh dưỡng cao (H’trong khoảng 1,83 ở mức TSI 80 - 100). Các loài
thích hợp ở mức dinh dưỡng thấp (TN < 7 mg/l và TP < 0,4 mg/l) gồm có Brachionus budapestinensis, B. falcatus, B. forficula, Keratella tropica (Rotatoria); Sida crystallina, Ceriodaphnia quadraugula (Cladocera). Các loài thích hợp với
mức dinh dưỡng trung bình đến cao gồm có Ceriodaphnia laticaudata, Alona davidi (Cladocera); Eucyclops serrulatus, Ectocyclops phaleratus (Copepoda). Chúng là những loài có khả năng trở thành sinh vật chỉ thị cho mức
độ dinh dưỡng của nước tương ứng là sinh vật nhạy cảm và sinh vật chống chịu dinh dưỡng.

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 11: 1753-1763 www.vnua.edu.vn /

Vietnam J. Agri. Sci. 2016, Vol. 14, No. 11: 1753-1763

Tải về