Ứng dụng mô hình DNDC tính toán phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa nước trên đất phù sa, đất mặn vùng đồng bằng ven biển tỉnh Nam Định

Cập nhật vào ngày: 11 / 05 / 2017

Nghiên cứu này trình bày kết quả sử dụng mô hình Denitrification-Decomposition (DNDC) để tính toán, dự báo phát thải khí nhà kính trong canh các lúa nước trên đất phù sa, đất mặn tại Nam Định. Nghiên cứu cho thấy, mô hình được hiệu chỉnh với kết quả mô phỏng tương ứng với số liệu  tính toán và điều tra trên thực địa. Kết quả tính toán cho thấy, đối với đất phù sa tại Thịnh Long lượng phát thải CH4 từ 413kg C/ha/vụ đến 901 kg C/ha/vụ, lượng phát thải từ N20 từ 0,491 kg N/ha/vụ; Đối với đất mặn Rạng Đông lượng phát thải CH4 từ 435 kg C/ha/vụ đến 857 kg C/ha/vụ, lượng phát thải N20 từ 0,453 kg N/ha/vụ đến  0,904 kg N/ha/vụ. Sử dụng than sinh học ở các công thức bón phân khác nhau có thể giảm từ 3-9 tấn C02 –e/ha/vụ. Do vậy, trong canh tác lúa nước nên sử dụng toàn bộ  hoặc một phần than sinh học để vừa đảm bảo năng suất vừa đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam ISSN 1859-1558, số 10 (71)/2016, tr. 82-86

Tải về