Chuyển giao khoa học công nghệ đến 2014

Cập nhật vào ngày: 20 / 03 / 2015

Chuyển giao KHCN trong lĩnh vực môi trường nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm ưu tiên của Viện nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Thông qua các nội dung hợp tác với các địa phương, chương trình nông thôn miền núi, đến nay, Viện đã chuyển giao 20 quy trình khoa học công nghệ cho 29 tỉnh thành trên phạm vi cả nước trong đó có:

o   Chế phẩm men ủ vi sinh hữu ích xử lý phế phụ phẩm thành phân bón hữu cơ để xử lý 10.000 tấn phụ phẩm/năm tại Hà Nội, Nghệ An, Bắc Giang, Đắc Lắc, Bình Phước;

o   Chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm môi trường khu chăn nuôi tập trung chuyển giao cho 2000 hộ/năm tại Hà Nội, Nghệ An, Bắc Giang, Đăk Lắc;

o   Quy trình  thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) để sản xuất trên 5000 tấn rau an toàn theo chu trình khép kín từ sản xuất, giám sát đến tiêu dùng 12 tỉnh trên phạm vi cả nước;

o   Quy trình tuyển chọn và nhân giống cao lương ngọt làm nguyên liệu sản xuất ethanol nhiên liệu  áp dụng thử nghiệm cho các cơ sở trồng và sản xuất ethanol sinh học từ cao lương ngọt tại Hòa Bình, Bắc Giang;

o   Quy trình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học BVTV trong sản xuất rau an toàn tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương;

o   Quy trình sản xuất chế phẩm VSV có chức năng phân hủy  thuốc BVTV trong đất từ VSV tuyển chọn  được áp dụng cho vùng chuyên canh rau tại tỉnh Lâm Đồng;

o   Quy trình thâm canh cây cao lương ngọt cho năng suất và chất lượng cao được chuyển giao trên diện tích 1 ha tại các tỉnh Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ;

o   Quy trình công nghệ sản xuất ethanol nhiên liệu từ thân, hạt, từ bã ép cao lương ngọt được chuyển giao cho các tỉnh Hòa Bình, Bắc Giang và Phú Thọ;

o   Quy trình ép dầu thô từ hạt chè được chuyên giao cho các vùng trồng và thâm canh chè tại Sơn La, Phú Thọ và Yên Bái;

o   Quy trình sản xuất phân bón sinh học hữu cơ đa chức năng từ bã hạt chè được chuyển giao cho các tỉnh Sơn La, Phú Thọ và Yên Bái;

o   Quy trình kỹ thuật trồng rừng cây xoan ta được chuyển giao trên diện tích 4 ha tại Hòa Bình, Sơn La;

o   Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học bằng chế phẩm vi sinh được chuyển giao cho các tỉnh Nghệ An, Ninh Bình, Bình Phước;

o   Quy trình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học cho một số đối tượng cây trồng(lúa, lạc, ngô, đâu tương, rau) được chuyển giao cho các tỉnh Hà Nội, Nghệ An, Ninh Bình và Hà Nam;

o   Quy trình xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn được chuyển giao cho các tỉnh Kom tum, Bình Phước;

o   Quy trình sản xuất và ứng dụng than sinh học từ phụ phẩm trồng trọt cho một số cây trồng tại 4 tỉnh đồng bằng sông Hồng và 4 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long;

o   Quy trình xử lý và tái sử dụng chất thải sau chế biến dong riềng làm thức ăn chăn nuôi gia súc và nhiều quy trình công nghệ khác.