Quy trình xử lý nước nuôi tôm theo công nghệ tuần hoàn

Cập nhật vào ngày: 22 / 09 / 2016

VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

Quy trình xử lý nước nuôi tôm theo công nghệ tuần hoàn

 

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp xử lý suy thoái môi trường nước nhằm sử dụng bền vững tài nguyên cho các vùng nuôi tôm các tỉnh ven biển Bắc bộ và vùng nuôi cá ta ở đồng bằng sông Cửu Long

MÃ SỐ: KC08.26/11-15

1. Xử lý nước cấp

Bước 1. Bơm nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải dày hoặc ống lọc nhằm loại bỏ ấu trùng tôm, cua, còng, côn trùng và cá tạp.

Bước 2. Bơm nước từ ao lắng qua hệ thống bể lọc, nước được chảy vào ao nuôi để ổn định từ 3-7 ngày. Chạy quả liên tục trong 2-3 ngày để kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng.

Lọc nước vào ao nuôi                                                    Hệ thống bể lọc nước

Bước 3. Tiến hành diệt tạp, diệt khuẩn trong ao nuôi bằng chlorine 20-30ppm, hoặc iodine hoặc những chất diệt tạp có tên trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

* Hóa chất có thể dùng diệt tạp, diệt khuẩn nước.

+ Thuốc tím (KMnO4): 20-40kg/ha, tạt đều khắp ao và để ít nhất sau 24 giờ mới tiến hành gây màu nước.

+ BKC (Benzalkonium Chlorinde) ≥50%: là 3-5 ppm (30-50 kg/ha).

+ Iodine ≥10%: 1-3 lít/1.000m3 nước

* Chú ý: Chỉ sử dụng một trong các loại hóa chất: hoặc Iodine, hoặc thuốc tím, hoặc BKC, hoặc Chlorine. Nếu sử dụng Chlorin để diệt trùng thì trước đó  từ 3-5 ngày không nên sử dụng vôi, vì vôi làm tăng pH, giảm khả năng diệt trùng của Chlorine.

Quạt nước liên tục trong 10 ngày để giải phóng dư lượng Chlorine. Kiểm tra dư lượng bằng thuốc thử.

Bước 4. Gây màu nước ao nuôi theo quy trình nuôi tôm.

Gây màu nước ao nuôi nhằm giúp phát triển vi sinh vât, phù du, ổn định môi trường nước, tạo môi trường thuận lợi cho tôm, hạn chế tôm bị sốc, tăng tỷ lệ sống cho tôm. Sử dụng chế phẩm vi sinh như CEMIW; CEMIM,…). Kiểm tra các yếu tố môi trường đảm bảo tiến hành thả tôm.

 

Trong suốt vụ nuôi, định kỳ 2 lần/tháng bổ sung chế phẩm vi sinh nhằm tăng cường cung cấp vi sinh vật có lợi, giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh cho môi trường và tăng sức đề kháng cho tôm.

2. Xử lý nức ao nuôi

Bước 1. Xử lý sơ cấp (tách chất thải, cặn)

Loại bỏ chất hữu cơ (thức ăn thừa, chất thải của tôm..)

Sau nuôi 1 tháng tiến hành lọc nước trong ao nuôi. Định kỳ 15-20 ngày lọc nước ao cho đến khi thu hoạch.

Nước ao nuôi được bơm lên hệ thống bể lọc (3 bể) và được lọc tuần hoàn trở lại ao nuôi. 

Sơ đồ công nghệ xử lý nước tuần hoàn ao nuôi tôm

Bể lọc                                                                             Vật liệu lọc

-    Xây dựng hệ thống bể để lọc nước từ ao lắng và cấp cho các ao nuôi. Hệ thống bể lọc gồm 3 bể lọc có kích thước rộng 2m x dài5 mx cao1,5 m

+ Bể 1: bể lọc thô: chứa vật liệu lọc gồm đá 1x2 + cát vàng để lọc loại bỏ cặn lơ lửng và các chất có kích thước lớn;

+ Bể 2:  Chứa đá 1x2 và than hoạt tính để loại bỏ kim loại nặng và  hoá chất.

+ Bể 3: Xử lý bằng chế phẩm sinh học để cấp trở lại ao

Bước 2. Xử lý thứ cấp (phương pháp sinh học)

Sử dụng chế phẩm VSV bổ sung vào bể 3, VSV có vai trò cơ bản là làm sạch nước như CEMIW,.

Quá trình sinh học diễn ra trong môi trường hiếu khí, các chất hữu cơ hòa tan trong nước được vi sinh vật oxy hóa .

Nước qua  bể 3 xử lý sinh học được cấp trở lại ao nuôi.

VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

Địa chỉ: Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04 3789 2397; Fax 04 3789 2397

E-mail: ceat@vietnamlab.org hoặc

tqviet@gmail.com