Bàn về thoái hóa và phục hồi đất việt nam xét theo chỉ tiêu các bon hữu cơ và các tính chất liên quan

Cập nhật vào ngày: 20 / 03 / 2015

BÀN VỀ THOÁI HÓA VÀ PHỤC HỒI ĐẤT VIỆT NAM XÉT THEO CHỈ TIÊU CÁC BON HỮU CƠ VÀ CÁC TÍNH CHẤT LIÊN QUAN[1]

Phạm Quang Hà[2]

 

Theo phân loại FAO-UNESCO, đất Việt nam có 14 nhóm lớn và 31 đơn vị đất. Với tổng diện tích  trên 33.115.000 ha đất lục địa, chỉ có chưa đầy 10 triệu ha dành cho trồng trọt,  khoảng 16 triệu ha đất rừng và khoảng 1 triệu ha đất nuôi trồng thuỷ sản. Bài này trình bày kết quả nghiên cứu theo đó các bon hữu cơ và các tính chất liên quan như pH, CEC  đã được sử dụng  để chỉ thị về thoái hoá và phục hồi đất cho 4 nhóm đất chính: đất phù sa, đất bạc màu, đất cát biển và đất phèn, những loại đất này đang được dùng chủ yếu cho sản xuất nông nghịêp. Kết quả cho thấy rằng, các bon trong đất nông nghịêp có chiều hướng giảm trong các hệ thống canh tác cây hàng năm đặc biệt đối với đất cạn trồng cây màu và trồng rau. Các hệ thống canh tác có lúa nước dường như  thuận lợi cho việc bảo đảm một lượng các bon cao hơn trong đất. Để ngăn chặn thoái hoá và góp phần phục hồi đất, tăng lượng các bon và cải thiện độ chua của đất rất cần các biện pháp thâm canh tiến bộ trả lại hữu cơ cho đất, bón thêm phân hữu cơ và phân chuồng cũng đã được thảo luận, khuyến cáo.

Từ khóa: Cacbon, CEC, suy thoái, phục hồi, pH, độ phì của đất Việt Nam

Download



[1] Bài viết do TS. Bùi Huy Hiền phản biện, đã được đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ISSN 1859-4581), Tháng 3/2013

[2] Viện Môi trường Nông nghiệp