Tiềm năng giảm thiểu phát thải khí nhà kính của ngành sản xuất lúa nước Việt Nam

Cập nhật vào ngày: 20 / 03 / 2015

TIỀM NĂNG GIẢM THIỂU PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA NGÀNH SẢN XUẤT LÚA NƯỚC VIỆT NAM[1]

Mai Văn Trịnh[2], Trần Văn Thể2, Bùi Thị Phương Loan2

Sản xuất lúa là ngành phát thải nhiều khí nhà kính (KNK) nhiều nhất trong sản xuất nông nghiệp nhưng nó cũng có khả năng giảm phát thải khí nhà kính thông qua các biện pháp canh tác. Trong nghiên cứu này hàng loạt các biện pháp giảm thiểu BĐKH được giới thiệu. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên đồng ruộng, các biện pháp giảm thiểu này được mô phỏng bằng phần mềm DNDC và được hiệu chỉnh bằng chính các kết quả đo đếm ngoài thực tế. Ngoài ra, đối với những vùng bị tác động mạnh của BĐKH như ngập lụt, khô hạn thì một số kịch bản thay đổi công thức luân canh cũng được tính toán. Kết quả tính toán cho thấy: Canh tác lúa có lượng phát thải KNK cao nhất, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực có tiềm năng giảm phát thải KNK lớn nhất trong đó đáng chú ý đến các giải pháp quản lý và ủ compost rơm rạ (giảm phát thải từ 7,3-9,1 triệu tấn CO2 tương đương). Áp dụng kỹ thuật than sinh học được đánh giá là giải pháp có tiềm năng cao trong giảm phát thải KNK và cố định carbon trong đất, tăng khả năng chống chịu hạn. Chuyển dịch hệ thống canh tác lúa sang các cây trồng ngoài lúa được đánh giá là giải pháp hiệu quả để giảm phát thải KNK như chuyển đổi 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ lúa chắc ăn và nuôi trồng thủy sản (giảm phát thải đến 3,2 triệu tấn CO2 tương đương), kết hợp lúa – đậu tương và ngô sẽ có tiềm năng lớn trong giảm phát thải KNK tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng đất.

 

Từ khóa: Khí nhà kính; DNDC; biện pháp giảm thiểu, thay đổi công thức luân canh

Download

[1] Bài viết do TS. Nguyễn Xuân Lai phản biện, đã được đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ISSN 1859-4581), Tháng 3/2013

[2] Viện Môi trường Nông nghiệp