Đánh giá mức độ phát thải CH4 từ đất phù sa sông hồng và đất xám bạc màu trồng lúa ở miền bắc Việt Nam

Cập nhật vào ngày: 20 / 03 / 2015

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT THẢI CH4 TỪ ĐẤT PHÙ SA SÔNG HỒNG VÀ ĐẤT XÁM BẠC MÀU TRỒNG LÚA Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM [1]

Phạm Quang Hà[2], Vũ Thắng2, Nguyễn Thị Khánh2, Kimio Ito[3], Koichi Endoh3, Kazuyuki Inubushi[4].

 

Đất trồng lúa là một nguồn phát thải CH4 chủ yếu, loại khí quan trọng gây nên sự ấm lên toàn cầu. Các yếu tố môi trường và thổ nhưỡng có ảnh hưởng tới sự phát thải CH4 từ đất lúa. Do đó tiềm năng phát thải CH4 có sự khác nhau giữa các hệ thống canh tác khác nhau. Thí nghiệm trong chậu thực hiện tại Viện Môi trường Nông nghiệp – Từ Liêm, Hà Nội để đo sự phát thải CH4 từ hoạt động trồng lúa trên đất phù sa và đất xám (giống lúa Khang dân 18) với công thức bón phân và không bón phân. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: lượng CH4 phát thải trên mỗi đơn vị diện tích trên đất xám bạc màu cao hơn trên đất phù sa là 14% ở công thức không bón phân. Ở công thức bón phân theo mức phổ biến của nông dân đã làm giảm sự phát thải CH4 trên đất phù sa và đất xám tương ứng là 21,5% và 25,5% so với công thức không bón phân. Sự phát thải CH4 đạt đỉnh vào khoảng 45 – 60 ngày sau cấy. Những kết quả này đã cho thấy CH4 phát thải khác nhau giữa các loại đất nhưng có thể là do sự khác nhau về kỹ thuật canh tác và khí hậu. Nghiên cứu ảnh hưởng của các kỹ thuật canh tác đối với sự phát thải CH4 trên các loại đất khác nhau là việc làm rất cần thiết.

Từ khóa: đất phù sa, đất trồng lúa, đất xám, khí nhà kính, phát thải CH4.

Download

[1] Bài viết do PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải phản biện, đã được đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ISSN 1859-4581), Tháng 3/2013

[2] Viện Môi trường Nông nghiệp

[3] Tập đoàn Nipon Steel, Nhật Bản

[4] Đại học Chiba, Nhật Bản