CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỆ THỐNG MRV CHO LÚA GẠO TẠI VIỆT NAM
Bối cảnh
Ở Việt Nam, nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ lực, đóng góp khoảng 18% GDP và sử dụng hơn 70% lực lượng lao động. Tuy nhiên, các phương thức canh tác truyền thống và sử dụng phân bón và tưới tiêu không hiệu quả đã dẫn đến phát thải khí nhà kính cao. Đặc biệt, canh tác lúa nước được xem là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp, với lượng phát thải tương đương 49,69 triệu tấn CO2 tương đương chiếm khoảng 50% lượng phát thải khí nhà kính toàn nghành nông nghiệp (Báo cáo kiểm kê khí nhà kính lần 3, năm 2020). Nhận biết được điều này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một loạt các chính sách đối với hệ thống MRV cho lúa gạo tại Việt Nam.
Một số chính sách liên quan đến MRV
Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày 22/4/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016. Theo đó 05 nhóm nhiệm vụ quan trọng cần tổ chức thực hiện để thực hiện Thoả thuận Paris bao gồm: (1) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; (2) Thích ứng với BĐKH; (3) Chuẩn bị và huy động nguồn lực; (4) Thiết lập hệ thống công khai minh bạch (MRV); (5) Xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế.
Nghị định 06/2022/NĐ- CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 về quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, cụ thể: Tại khoản 3, khoản 6 của Điều 9; Điều 10 quy định về nội dung thực hiện đo đạc, báo cáo và kiểm định: Hệ thống thu thập, xử lý, quản lý, lưu trữ, cung cấp, kiểm tra thông tin và thẩm định kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đảm bảo tính minh bạch, tính chính xác và có thể kiểm chứng được.
Trong sản xuất lúa gạo, nhằm giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện cam kết trong NDC, ngày 27 tháng 11 năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Dự án phát triển bền vững 1 triệu hecta sản xuất lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
“Thực tế cho thấy, trong sản xuất lúa mới chỉ có hướng dẫn kiểm kê KNK, chưa có quy định cụ thể về hệ thống MRV. Đối với các hành động giảm phát thải khí nhà kính cụ thể hoặc các dự án, mặc dù có các hoạt động MRV phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả của dự án, đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ nhưng chưa được công nhận pháp lý. Đây là một trong những khó khăn lớn về pháp lý cho vận hành hệ thống MRV”
Khung MRV áp dụng thực hiện đề án 1 triệu ha
Trong bối cảnh chưa xây dựng các quy định cụ thể về hệ thống MRV trong canh tác lúa, để thực hiện được Dự án phát triển bền vững 1 triệu hecta sản xuất lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 theo ban hành của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng Khung MRV tạm thời, cụ thể:
Với Khung MRV này, Năm 2024 Dự án đã triển khai thực hiện MRV cho 07 mô hình thí điểm tại 5 tỉnh, bao gồm: 02 mô hình tại tỉnh Kiên Giang, 02 mô hình tại tỉnh Trà Vinh, 01 mô hình tại tỉnh Đồng Tháp, 01 mô hình tạo tỉnh Sóc Trăng và 01 mô hình thành phố Cần Thơ với quy mô mỗi mô hình 50 ha.
Kết luận
Nhìn chung Khung MRV trong canh tác lúa cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được công bố chính thức. Vì vậy việc nghiên cứu các cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn để chính thức ban hành trong thời gian tới là đặc biệt cấp thiết.